namchaubonbe.com

Những vụ phá sản làm “chao đảo” thị trường bán lẻ toàn cầu năm 2019


1. Shopko
Shopko đã nộp đơn xin phá sản vào tháng 1 năm ngoái. Ban đầu, công ty vẫn hi vọng cứu vãn được một số vị trí khi đóng cửa 70% các cửa hàng của mình. Nhưng đến tháng 3, Shopko đã đưa ra kế hoạch thanh lý tất cả mặt hàng hiện có với hơn 300 cửa hàng. Khi nộp đơn, Shopko đã nộp danh sách tài sản dưới 1 tỷ USD và các khoản nợ từ 1 tỷ USD đến 10 tỷ USD.

2. Gymboree Gymboree đã nộp đơn xin phá sản lần thứ 2 vào hồi tháng Giêng. Tại thời điểm đó, họ đã lên kế hoạch đóng cửa tất cả 800 cửa hàng. Đến tháng 3, họ đã tìm được người mua lại thương hiệu và chuỗi thời trang trẻ em cao cấp Janie&Jack. Gymboree khi nộp đơn đã liệt kê tài sản trong phạm vi 100 triệu USD đến 500 triệu USD và các khoản nợ từ 50 triệu USD đến 100 triệu USD.

3. Payless Shoesource Payless Shoesource đã nộp đơn xin phá sản lần 2 vào tháng Hai. Lần nộp đơn này, công ty tuyên bố đóng cửa hơn 2000 cửa hàng của mình trên khắp Bắc Mỹ. Công ty này bị đè nặng bởi gánh nặng nợ nần. Khi nộp đơn, tài sản và nợ phải trả Payless Shoesource đã liệt kê trong phạm vi từ 500 triệu đến 1 tỷ USD.

4. Charlotte Russe Năm qua, thương hiệu bán lẻ quần áo tuổi teen này cũng ngậm ngùi nộp đơn xin phá sản và buộc phải đóng cửa hơn 500 cửa hàng. Nhưng thương hiệu và tài sản trí tuệ đã được bán cho YM. Vào tháng 3, YM đã thông báo họ đã lên kế hoạch để giữ lại một số cửa hàng mà Charlotte Russe đang mở.
5. Diesel Thương hiệu Diesel cũng cay đắng nộp đơn xin phá sản vào tháng 3. Công ty này đã “đổ lỗi” việc doanh số sụt giảm cũng như các giao dịch bất động sản đã đẩy Diesel vào phá sản. Diesel, khi nộp đơn, tài sản được liệt kê từ 50 triệu đến 100 triệu USD, và các khoản nợ từ 10 triệu đến 50 triệu USD.

6.  Z Gallerie Nhà bán lẻ đồ gia dụng Z Gallerie đã nộp đơn xin phá sản lần thứ 2 vào hồi tháng Ba. Vào thời điểm đó, Z Gallerie đã lên kế hoạch đóng cửa 17 trong số 76 cửa hàng của mình. Z Gallerie, khi nộp đơn đã liệt kê tài sản và nợ phải trả từ 100 triệu đến 500 triệu USD.

7. Roberto Cavalli Thương hiệu thời trang xa xỉ Roberto Cavalli đã nộp đơn xin phá sản vào tháng Tư. Nhãn hiệu Roberto Cavalli có trụ sở tại Italia không còn được ưa chuộng nhiều tại thị trường Mỹ như các thương hiệu lớn Gucci, Balenciaga và Fendi.
8. Charming Charlie  Thương hiệu quần áo và phụ kiện Charming Charlie đã nộp đơn xin phá sản lần thứ 2 vào tháng Bảy. Lần này, công ty cho biết sẽ thanh lý tất cả khoảng 261 cửa hàng. Hiện tại, trang web của Charming Charlie cho biết thương hiệu này sẽ trở lại vào năm 2020.

9.  A’Gaci Thương hiệu thời trang nữ A’Gaci đã nộp đơn xin phá sản vào tháng 8. Đây là lần thứ 2, A’Gaci nộp đơn xin phá sản trong vòng 2 năm trở lại đây. Thương hiệu này thông báo sẽ đóng cửa vĩnh viễn 54 cửa hàng.

10.  Avenue Thương hiệu quần áo cỡ lớn Avenue đã nộp đơn xin phá sản vào hồi tháng 8. Sau đó công ty bắt đầu thanh lý hơn 200 cửa hàng. Avenue đã niêm yết tài sản từ 50 triệu đến 100 triệu USD, và các khoản nợ từ 100 triệu đến 500 triệu USD.

11. Barneys New York Chuỗi cửa hàng bách hóa cao cấp Barneys New York cũng nộp đơn xin phá sản vào tháng 8. Khi nhà bán lẻ này đang cố gắng đàm phán lại hợp đồng thuê địa điểm và tiến hành thanh lý cửa hàng thì bất ngờ Authentic Brand “ra tay nghĩa hiệp”. Barneys New York, khi nộp đơn, đã liệt kê hơn 100 triệu USD nợ và tài sản.

12. Fred’s Do thiếu quy mô trong ngành dược và kinh doanh giảm giá để cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn nên chuỗi bán lẻ dược phẩm Fred’s đành phải nộp đơn xin phá sản vào tháng 9. Fred’s cũng lên kế hoạch để thanh lý và đóng cửa hơn 500 cửa hàng. Khi nộp đơn, Fred’s đã liệt kê tổng tài sản là 475 triệu USD và tổng số nợ lên tới 380 triệu USD.

13.  Forever 21 Vụ phá sản của Forever 21 có lẽ là sự kết thúc khiến nhiều người “đau lòng” nhất. Vào thời điểm nộp đơn xin phá sản vào tháng 9, Forever 21 có hơn 800 cửa hàng trên toàn thế giới. Forever 21 phát triển khá nhanh và lan rộng ra thị trường quốc tế nhưng do chưa nắm rõ được quy trình cũng như chưa có sự tìm hiểu sâu về thị trường quốc tế nên dẫn đến phá sản. Thời điểm nộp đơn, Forever 21 đã liệt kê số tài sản và nợ trong khoảng từ 1 tỷ đến 10 tỷ USD.

14.  Sugarfina Nhà cung cấp kẹo Luxe Sugarfina, được biết đến với hương vị độc đáo của kẹo dẻo và socola đã nộp đơn xin phá sản vào tháng Chín. Sau đó, Bristol Luxury Group đã mua lại tài sản của Sugarfina vào tháng 11 và cam kết sẽ tiếp tục duy trì hoạt động của các cửa hàng. Khi nộp đơn, số tài sản và nợ của Sugarfina lên tới 50 triệu USD.

15.  Destination Maternity Đây là công ty sở hữu các nhãn hiệu thai sản như Motherhood Maternity, Pea in the Pod, họ đã xin phá sản vào tháng 10 do doanh số bán hàng chậm chạp. Đến đầu tháng 12, Marquee Brand cho biết họ sẽ mua lại tài sản của Destination Maternity.  Thời điểm nộp đơn, tài sản của Destination Maternity trị giá 260 triệu USD và 244 triệu USD nợ.

16. Things Remembered Things Remembered đã nộp đơn xin phá sản vào tháng Hai khi “bán thân” cho Enesco, một nhà bán lẻ quà tặng và trang trí nhà. Công ty đã đóng khoảng 450 cửa hàng


Tin tức khác:
Thiết kế website / website design
Thiết kế cho các doanh nghiệpwebsite
Card visit , Brochure, Catalogue, Profile Company
Catalog NamchaubonbeGiftcertificate Business cardflyers
Nails Supply
Triple XXX Zoom Zoom 30,000 pcs/ $170 FREE SHIPPINGPeppermint IcePedicure Tablet 10.000 viên/ $110 (free shipping)Ghế nails đa năng 001
Central Payment FREE MÁY CREDIT CARD
Central Payment FREE MÁY CREDIT CARD
Quà tặng người thân
BÁNH KEM QTY41BÁNH KEMLẴNG 20 HOA HỒNG + LILY QKN45HOA HỒNG TRẮNG KẾT TRÒN